Kể từ khi được thành lập làm một tiền đồn thuộc địa của đế quốc Pháp, New Orleans đã từng là một thành phố cảng quốc tế và đa sắc tộc với nhiều người nhập cư, người di cư, và cư dân bản địa. Tất cả các loại ngôn ngữ đã từng phát triển mạnh mẽ thậm chí trước cả giai đoạn thuộc địa hóa của Châu Âu, vì tên bản địa của khu vực này là Bulbancha, có nghĩa là vùng đất nói nhiều thứ tiếng.

Ngày nay, những đóng góp về văn hóa và kinh tế của cư dân người Việt Nam và người Mỹ Latinh ở New Orleans là rất lớn, dễ nhận thấy và được mọi người biết đến. Tuy nhiên chúng chưa được chính thức đưa vào các khía cạnh thiết yếu của đời sống thành phố, đặc biệt là giao tiếp và tham gia chính trị. 

Giờ đây, đã có cơ hội để bắt đầu thí điểm Chương trình Tiếp cận Ngôn ngữ do chính phủ tài trợ cho Thành phố New Orleans. Thành phố này chưa bao giờ từng có một chương trình như vậy, mặc dù có lịch sử lâu dài của những người mới đến, từ những người Châu Phi bị bắt làm nô lệ và những người Pháp định cư cho đến các cuộc di cư lớn của những người Ireland, Đức, Ý, Do Thái, Haiti/Saint-Dominguan, Mỹ Latinh và Việt Nam. 

Đối với hàng chục nghìn cư dân thành phố không sử dụng Tiếng Anh nói như là ngôn ngữ đầu tiên hoặc ngôn ngữ ưa thích của mình, Chương trình Tiếp cận Ngôn ngữ sẽ mở ra cơ hội tham gia cho công dân tại các cuộc họp công cộng cũng như cơ hội tiếp cận các dịch vụ và thông tin sẵn có.

Hành động này không phải là một nghĩa cử – mà đó là một nghĩa vụ đạo đức, chính trị và pháp lý. Các thành phố như New Orleans, nơi nhận được hỗ trợ tài chính của liên bang, phải cung cấp dịch vụ ngôn ngữ theo luật liên bang, bắt nguồn từ Đạo luật Dân quyền năm 1964. 

Bên cạnh nghĩa vụ của mình, thành phố cũng sẽ thu được những lợi ích tuyệt vời từ việc thực hiện chương trình thí điểm này. 

Thông qua việc tiếp cận tốt hơn với các phiên dịch viên và biên dịch viên, các quan chức thành phố có thể tiếp cận tất cả các cư dân thành phố một cách công bằng. Thông qua khoản đầu tư của mình, thành phố sẽ có được năng lượng, sự sáng tạo cũng như kiến thức của mọi người dân. 

Hiện nay, đối với những người bị điếc hoặc không nói được hoặc có trình độ Tiếng Anh hạn chế, giấc mơ Mỹ thường vẫn chỉ là một viễn tưởng xa vời và nhức nhối. Với chương trình thí điểm này, tham vọng hướng đến giấc mơ đó của họ có thể được thực hiện một cách tốt hơn, vì họ sẽ có thể nói chuyện trực tiếp với các quan chức được bầu của mình, đọc các tài liệu được in bằng ngôn ngữ của mình, và tham gia một cách có ý nghĩa vào quá trình dân chủ rộng lớn hơn.

Về mặt kỹ thuật, khả năng tiếp cận đó hiện có thể thực hiện được thông qua số tiền $500,000 nằm trong ngân sách của Thị trưởng. Số tiền này được chỉ định tài trợ cho Chương trình Thí điểm Tiếp cận Ngôn ngữ để có thể thanh toán cho các dịch vụ tiếp cận ngôn ngữ thiết yếu cho đến nhiều nhất là cuối năm 2026. 

Mặc dù số tiền này đã được phê duyệt, nhưng vẫn cần thêm nhiều bước nữa để biến chương trình thành hiện thực. Nếu các hợp đồng không được gửi đi để đấu thầu không có nhà thầu nào ký hợp đồng vào trước cuối năm nay, thì thành phố sẽ có nguy cơ đánh mất cơ hội quan trọng này.


Làm thế nào để điều này cuối cùng trở nên khả thi? Chính phủ liên bang đã gửi 387 triệu đô-la từ các quỹ địa phương theo Đạo luật Kế hoạch Giải cứu Hoa Kỳ (ARPA) đến New Orleans vào năm 2021 và 2022. Các nhóm vận động địa phương đã hợp tác để cùng nhau ra mắt Big Easy Deal, một gói đầu tư quan trọng và hướng tới tương lai trị giá 140 triệu đô-la vào cộng đồng như là nhà ở kiên cố giá cả phải chăng, hỗ trợ thực phẩm cho cư dân có thu nhập thấp, và các chương trình thanh thiếu niên để trực tiếp giải quyết các tác động khác nhau đến cư dân do đại dịch COVID-19. Vào Tháng Năm, 2023, Hội đồng Thành phố đã tài trợ cho nhiều đề xuất trong số các đề xuất đó, bao gồm cả Tiếp cận Ngôn ngữ.

Các nhà lãnh đạo cộng đồng trong lĩnh vực tiếp cận ngôn ngữ — bao gồm Trung tâm Tư pháp Chủng tộc của Người lao động New Orleans, VAYLA New Orleans, Our Voice Nuestra Voz và những người ủng hộ lâu năm đến từ Liên minh Tiếp cận Ngôn ngữ Louisiana — đã thành lập một ủy ban cố vấn họp hàng tháng bắt đầu từ Tháng Mười năm 2023 và lập ra các khuyến nghị về các phương pháp thực hành tốt nhất và ưu tiên cao nhất để triển khai trong chương trình thí điểm ban đầu. Để tuân thủ lệnh của Hội đồng Thành phố, ủy ban đã đệ trình các khuyến nghị mà đã được đưa vào trong chương trình nghị sự đồng thuận ngày 4 Tháng Tư của hội đồng.

Văn phòng Nhân quyền và Công bằng của Thị trưởng cũng là cộng tác viên hàng đầu, trình bày Kế hoạch Tiếp cận Ngôn ngữ đang được triển khai cho ủy ban và tổng hợp ý kiến phản hồi từ các bên liên quan trong các cộng đồng người Việt Nam, người Tây Ban Nha và người Điếc.

Các ưu tiên được đề xuất bao gồm:

  • thông dịch trực tiếp cho những cư dân cần gặp nhân viên sở ngành của thành phố, 
  • dịch vụ thông dịch qua điện thoại theo yêu cầu để cho phép cư dân đến Tòa Thị Chính và có thể tìm thấy thông tin mà họ cần,
  • thông dịch tại các cuộc họp công cộng như Hội đồng Thành phố để cư dân tham gia vào quy trình dân chủ theo thời gian thực,
  • biên dịch các biểu mẫu, tài liệu, cảnh báo dành cho công chúng 
  • và vị trí Điều phối viên Tiếp cận Ngôn ngữ, để điều phối mọi hoạt động và đảm bảo việc cải tiến quy trình theo thời gian.

Để có tác động lớn nhất trong phạm vi thành phố, chúng tôi đã thúc đẩy hoạt động tiếp cận ngôn ngữ để tiếp cận đầu tiên đến những người giao tiếp bằng Ngôn ngữ Ký hiệu Hoa Kỳ và những cộng đồng không nói Tiếng Anh lớn nhất của chúng ta, bao gồm khoảng 14,000 cư dân nói Tiếng Tây Ban Nha và 4,000 cư dân nói Tiếng Việt, theo dữ liệu điều tra dân số Hoa Kỳ mới nhất hiện có. 

Chúng tôi mong muốn thúc đẩy việc mở rộng tiếp cận sang Tiếng Bồ Đào Nha, Tiếng Haiti Creole, Tiếng Garifuna và mọi ngôn ngữ khác sẽ xuất hiện trong những năm tới vì đây là điều thiết yếu để cư dân tham gia vào cộng đồng, nắm được đầy đủ thông tin, và hạn chế các tác hại.

Việc tiếp cận ngôn ngữ là phù hợp với những cách thức đủ điều kiện để sử dụng các quỹ ARPA vì nó giải quyết các tác động tiêu cực về sức khỏe, kinh tế và xã hội trong giai đoạn đại dịch. Đại dịch đã làm gia tăng các thách thức trong việc tiếp cận ngôn ngữ, khi những người không nói Tiếng Anh gặp nhiều khó khăn để có thể tìm kiếm các thông tin về vắc-xin và phòng ngừa virus giúp cứu mạng sống con người. 

Về mặt kinh tế cũng vậy, không thể kể siết những khó khăn mà các hộ gia đình không nói Tiếng Anh phải chịu đựng trong đại dịch theo những cách hoàn toàn khác biệt so với các hộ gia đình nói Tiếng Anh. Thông qua hoạt động tổ chức của chúng tôi trong các cộng đồng người nhập cư và người Da Đen cũng như một khảo sát gồm 50 câu hỏi với các thành viên của chúng tôi trong thời kỳ đại dịch, tại Trung tâm Người lao động, chúng tôi đã được nghe về các chủ đề phổ biến về thất nghiệp, tốc độ phục hồi chậm và tình trạng phân biệt đối xử tiếp tục diễn ra trong trải nghiệm của những người New Orleans Da Đen và Latinh. 

Tuy nhiên một số lượng lớn hơn các hộ gia đình nói Tiếng Anh, những người nói ngôn ngữ của chính phủ, lại tiếp cận thành công nhiều chương trình chính phủ được tạo ra để giải quyết khủng hoảng. Họ đã có thể tiếp cận được các đơn đăng ký hỗ trợ thanh toán theo gói kích thích kinh tế của liên bang, các chương trình và khoản vay hỗ trợ doanh nghiệp, cũng như các dịch vụ cộng đồng mới cung cấp việc điều trị y tế, thực phẩm và WiFi miễn phí. Bên cạnh viện trợ, những người nói Tiếng Anh còn nhận được thông tin chính xác về các nguy cơ của COVID, các cách phòng ngừa mắc virus, và cuối cùng là cách để tiếp cận vắc-xin.

Sau khi Chương trình Thí điểm Tiếp cận Ngôn ngữ bắt đầu có hiệu lực, chúng ta với tư cách là một thành phố sẽ đi trên con đường hướng tới sự hòa nhập và công bằng. Tuần trước, chúng tôi đã nhận được tin tức tích cực rằng vị trí Điều phối viên Tiếp cận Ngôn ngữ hiện đang mở cho các ứng viên đến từ cộng đồng.

Nhưng điều này không giải quyết được mọi vấn đề. Những người ủng hộ cấp cơ sở đáng tin cậy vẫn sẽ rất quan trọng trong việc giúp đỡ những người đến từ các cộng đồng không có quyền bầu cử và không được quan tâm đầy đủ để tiếng nói của họ được lắng nghe — và thậm chí để cả sự hiện diện của họ được thừa nhận. Ví dụ: mặc dù New Orleans gần đây đã được chứng nhận là “Thành phố Thân thiện” nhưng tinh thần thân thiện đó vẫn chưa được hiện thực hóa trong cộng đồng của chúng ta. 

Hãy để tinh thần đó thể hiện trên khắp các biển hiệu đường phố, trong các tuyên bố công khai phản ánh và xem xét sự khác biệt về ngôn ngữ trong các cộng đồng, hoặc trong các hoạt động như Chương trình Tiếp cận Ngôn ngữ được tài trợ đầy đủ từ nay đến sau năm 2026. 

Về mặt cơ bản nhất, ‘Thành phố Thân thiện’ là một cụm từ ngắn gọn, dễ chịu và chứa đầy khát vọng. Bằng cách triển khai Chương trình Tiếp cận Ngôn ngữ, Thành phố New Orleans sẽ thực hiện một bước quan trọng nhằm đảm bảo rằng Thành phố Thân thiện là sự xác nhận thực sự về những điều vốn là hiển nhiên, dọc theo các tuyến phố của thành phố và trong các hội trường quyền lực.

M.G. Olson là Nhà nghiên cứu Cao cấp tại Trung tâm Tư pháp Chủng tộc của Người lao động New Orleans và đã tham gia vào các phong trào công bằng xã hội ở New Orleans từ năm 2006.

Rocio Aguilar là cựu thành viên của Congreso de Jornaleros và là người tổ chức của Trung tâm Công lý Chủng tộc của Người lao động New Orleans.